VNC HOLDING

ĐIỂM CHẠM THỊ GIÁC: CHÌA KHOÁ THÀNH CÔNG CỦA TRUYỀN THÔNG THƯƠNG HIỆU TRONG KỶ NGUYÊN SỐ

Thứ Tư, 23/10/2024
vncholding

Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt của thị trường hiện nay, việc xây dựng và duy trì một thương hiệu mạnh mẽ là điều vô cùng quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Và một trong những yếu tố cốt lõi để đạt được điều đó chính là điểm chạm thị giác. Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ và mạng xã hội hiện nay, điểm chạm thị giác ngày càng trở nên quan trọng và đa dạng hơn và yếu tố thẩm mỹ trong việc xây dựng, phát triển điểm chạm thị giác hiệu quả được nhiều doanh nghiệp và các chuyên gia marketing đặc biệt chú ý.

VẬY BẠN HIỂU THẾ NÀO LÀ ĐIỂM CHẠM THỊ GIÁC ?

Điểm chạm thị giác là bất kỳ tương tác nào giữa thương hiệu và khách hàng thông qua các yếu tố hình ảnh. Đó có thể là logo, màu sắc, hình ảnh sản phẩm, thiết kế bao bì, quảng cáo, trang web, cửa hàng,... Tất cả những yếu tố này đều tạo nên một ấn tượng thị giác nhất định trong tâm trí khách hàng, góp phần xây dựng nhận diện thương hiệu.

Vinamilk thay đổi nhận diện thương hiệu sau 5 thập kỷ (Nguồn ảnh: Vinamilk)

TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐIỂM CHẠM THỊ GIÁC TRONG TRUYỀN THÔNG MARKETING THƯƠNG HIỆU

Tạo ấn tượng ban đầu mạnh mẽ: Trong kỷ nguyên số, khách hàng có vô số lựa chọn và thời gian chú ý ngắn ngủi. Một thiết kế đẹp mắt, hay một video ấn tượng sẽ thu hút sự chú ý của khách hàng ngay từ cái nhìn đầu tiên và tạo ra một ấn tượng khó phai trong tâm trí khách hàng.

Xây dựng nhận diện thương hiệu: Điểm chạm thị giác nhất quán và độc đáo, nổi bật chắc chắn giúp khách hàng dễ dàng nhận ra thương hiệu của bạn giữa hàng ngàn đối thủ cạnh tranh. Điều này tạo nên sự khác biệt và giúp thương hiệu của bạn ghi dấu ấn mạnh mẽ trong tâm trí khách hàng.

Truyền tải thông điệp thương hiệu: Hình ảnh có khả năng truyền tải thông điệp một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn so với văn bản. Một thiết kế đẹp mắt, sáng tạo sẽ giúp thương hiệu truyền đạt giá trị cốt lõi, tính cách và phong cách của mình.

Khơi gợi cảm xúc: Màu sắc, hình ảnh, bố cục đều có khả năng khơi gợi cảm xúc ở người xem. Một thiết kế đẹp mắt, phù hợp với tâm lý khách hàng sẽ tạo ra sự kết nối cảm xúc, tăng cường lòng trung thành với thương hiệu.

Tăng cường hiệu quả bán hàng: Một thiết kế sản phẩm đẹp mắt, bắt mắt sẽ thu hút sự chú ý của khách hàng, kích thích nhu cầu mua sắm và thúc đẩy quyết định mua hàng.

MỘT SỐ HINH THỨC VÀ CÔNG CỤ TRIỂN KHAI ĐIỂM CHẠM THỊ GIÁC THIẾT YẾU TRONG THỜI ĐẠI 4.0

Thiết kế đồ họa: Logo, hình ảnh sản phẩm, banner quảng cáo, infographic,... là những công cụ đầu tiên và cơ bản mà bất kỳ doanh nghiệp nào khi khởi đầu kinh doanh cũng cần thực hiện một cách chuyên nghiệp, sáng tạo và phù hợp với định vị thương hiệu của mình.

Video marketing: Nếu bạn để ý, trong mấy năm trở lại đây những video hay short video đã trở thành một trong những công cụ truyền thông hiệu quả nhất. Chúng giúp tăng tương tác và lan tỏa thông điệp thương hiệu một cách nhanh chóng và tạo nên cảm xúc nhất cho người xem. Dù là bạn xây dựng thương hiệu cá nhân hay phục vụ cho hoạt động tiếp thị bán hàng, quảng bá sản phẩm, những cảm xúc mà video mang lại sẽ giúp bạn gia tăng doanh số và chốt sale dễ dàng hơn so với một bức hình thông thường.

Social media: Các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, TikTok,... là nơi lý tưởng để chia sẻ hình ảnh, video và các nội dung sáng tạo khác đây cũng là những kênh có thể tạo ra doanh thu và chuyển đổi bán hàng tốt nếu bạn biết cách triển khai hoạt động tiếp thị một cách khéo léo và hiệu quả.

Influencer marketing: Hợp tác với các influencer để tạo ra nội dung chất lượng, thu hút sự quan tâm của cộng đồng là hình thức ngày càng được nhiều thương hiệu và chuyên gia marketing áp dụng nhiều nhất gần đây bên cạnh hoạt động quảng cáo digital marketing. Bằng cách hợp tác với những influencer có lượng người theo dõi hoặc fan hâm mộ phù hợp, thương hiệu của bạn có thể tiếp cận trực tiếp đến nhóm khách hàng tiềm năng của mình một cách nhanh chóng và tiết kiệm thời gian hơn, chân thực hơn. Influencer thường có khả năng tạo ra những nội dung sáng tạo, thú vị và gần gũi với người xem, giúp sản phẩm hay thương hiệu của bạn trở nên nổi bật và có tính viral cao với cộng đồng người theo dõi của họ.

 

Chanel khéo léo lựa chọn những gương mặt đại diện để truyền tải tinh thần và thông điệp sản phẩm đến công chúng (Nguồn ảnh: Chanel)

 

Augmented Reality (AR) và Virtual Reality (VR): Công nghệ thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR) đang ngày càng trở nên phổ biến và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong marketing, giúp mang đến những trải nghiệm tương tác mới lạ và độc đáo cho khách hàng, tăng cường sự kết nối giữa thương hiệu và khách hàng. Khách hàng có thể "thử" sản phẩm một cách trực quan, sống động như trong thực tế, từ đó có cái nhìn chân thực và toàn diện hơn về sản phẩm, tạo ra trải nghiệm cá nhân hóa.

 

Email marketing: Dù các kênh marketing mới như social media, content marketing, hay quảng cáo trực tuyến phát triển mạnh mẽ, email marketing vẫn chứng tỏ được sức mạnh và hiệu quả của mình. Email gửi thẳng vào hộp thư của khách hàng, tạo cơ hội tương tác trực tiếp và cá nhân hóa cao. So với các kênh khác, chi phí để thực hiện một chiến dịch email marketing thường thấp hơn nhiều.

 

Website: Website là nơi khách hàng tìm hiểu về sản phẩm, dịch vụ, văn hóa doanh nghiệp của bạn. Một website chuyên nghiệp, thân thiện với người dùng sẽ tạo ấn tượng tốt và tăng độ tin cậy cho thương hiệu, cũng có thể là kênh mua sắm trực tuyến, thương hiệu trực tiếp bán hàng trên website, hoặc sử dụng nó như một kênh để thu thập thông tin khách hàng, dẫn dắt họ đến quyết định mua hàng.

CÁC YẾU TỐ QUAN TRỌNG KHI XÂY DỰNG ĐIỂM CHẠM THỊ GIÁC

Tính nhất quán: Tất cả các điểm chạm thị giác phải được thiết kế theo một phong cách nhất quán, tạo nên một bộ nhận diện thương hiệu thống nhất.

Nét độc đáo: Điểm chạm thị giác cần phải khác biệt và nổi bật so với các đối thủ cạnh tranh.

Tính phù hợp với đối tượng khách hàng: Thiết kế phải đáp ứng được thị hiếu và sở thích của đối tượng khách hàng mục tiêu.

 

Sự rõ ràng trong truyền tải thông điệp: Hình ảnh, nội dung cần phải rõ ràng, dễ hiểu và truyền tải được thông điệp mà thương hiệu muốn gửi gắm.

Khơi gợi cảm xúc: Thiết kế phải tạo ra được những cảm xúc tích cực, gắn kết với khách hàng.

Chiến dịch của Levi’s – “I Shape My World”: Tôn trọng phụ nữ là ngừng dán nhãn cho họ đã trở thành chiến dịch dài hạn từ 2017 và nhận được hưởng ứng nhiệt tình của cộng đồng qua nhiều năm liền

Tóm lại, điểm chạm thị giác là một công cụ vô cùng mạnh mẽ trong truyền thông marketing. Bằng cách tận dụng hiệu quả các hình thức và công cụ triển khai, các doanh nghiệp có thể xây dựng một thương hiệu mạnh mẽ, tạo ra ấn tượng sâu sắc trong tâm trí khách hàng và đạt được thành công trong kinh doanh. Bên cạnh đó, đừng quên chú ý tới yếu tố thẩm mỹ cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng và phát triển điểm chạm thị giác. Những ấn phẩm truyền thông trên từng điểm chạm thị giác được xử lý đẹp mắt, ấn tượng không chỉ giúp thương hiệu nổi bật mà còn tạo ra những trải nghiệm đáng nhớ cho khách hàng, từ đó xây dựng lòng trung thành và thúc đẩy doanh số.

Tôi đã cố gắng áp dụng tất cả những điều nói trên cho các thương hiệu thuộc đa lĩnh vực mình có dịp đồng hành cùng. Ví dụ, ngay khi hình ảnh thương mại của sản phẩm được thay đổi ngoạn mục, hay như chiếc website được thiết kế lại đẹp mắt và chú ý đến UX, UI tối ưu hoá tính năng và giao diện… thì giá trị thương hiệu được tăng cao, thu hút được đúng tệp khách hàng mong muốn trên môi trường số, doanh thu bán hàng có sự tăng trưởng  tích cực chỉ trong vòng 6 tháng thay đổi.

 

Nghe có thì có vẻ khó tin, nhưng đó là sự thật. Điểm chạm thị giác của thương hiệu tác động tới cảm xúc người xem, đó là một chân lý không thể thay đổi. Khi bạn hiểu và làm tốt điều này, việc tách biệt khỏi đám đông và khiến khách hàng phải chú ý tới bạn là một điều rất hiển nhiên.

 

Chúc các bạn thành công trong hành trình xây dựng thương hiệu của mình!